Sai Số Cho Phép Của Cân Điện Tử 

Đăng bởi Truyền thông Wetech vào lúc 09/07/2022

Cân điện tử là một thiết bị thể hiện ra một cách nhanh chóng khối lượng của vật thông qua hoạt động của các mạch điện tử. Tuy nhiên, mặc dù có chính xác đến thế nào thì những con số mà thiết bị hữu ích ất đưa ra cũng rất khó có thể là tuyệt đối mà vẫn sẽ có những sai số nhất định. Hãy cùng CÂN TOÀN PHÁT  tìm hiểu xem sai số cho phép của cân điện tử là bao nhiêu nhé!

Cấu tạo và các ký hiệu của cân điện tử?

Cấu tạo và các ký hiệu của cân điện tử?

Cân điện tử ngày nay rất đa dạng chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng song chúng thường được cấu thành bởi 2 phần chính bao gồm phần cơ khí và phần điện. 

Phần cơ khí của cân điện tử

Với cấu tạo từ 2 bộ phận chính là khung bàn cân, sàn mặt cân điện tử, phần khung thường có cấu tạo cồng kềnh và khối lượng lớn. Đây là phần tạo dựng thành khung cho cân.

Ngoài ra, phần cơ khí của cân điện tử còn được cấu thành bởi các bộ phận khác như giá đỡ, khung bảo vệ, khung cơ khí cho cân. Các bộ phận này đều có những nhiệm vụ riêng biệt và hỗ trợ nhau trong quá trình hoạt động.

Phần điện của cân điện tử

Chứa đựng bộ phận quan trọng nhất của cân điện tử: bộ phận cảm biến trọng lượng (loadcell), phần điện giữ nhiệm vụ điều khiển hoạt động của cân điện tử. 

Loadcell có thiết kế đặc biệt với nhiều hình dạng khác nhau có nhiệm vụ cảm biến lực hay cảm biến trọng lực. Bộ phận này được thiết kế với một đầu được gắn cố định với mặt bàn cân hoặc thả tự do,  đầu còn lại của thiết bị sẽ được cố định lại. 

Ngoài ra, phần điện là cũng bao gồm thêm các bộ phận quan trọng khác như màn hình hiển thị cân và đầu cân điện tử.

Xem thêm: Cân bàn điện tử 30kg đến 700kg 

Vậy cân điện tử hoạt động theo nguyên lý nào?Hoạt động của cân điện tử?

Vậy cân điện tử hoạt động theo nguyên lý nào

Khi chúng ta tiến hành cân một vật, khối lượng của vật tác động một lực làm uống cong loadcell. Khi đó, điện trở bị thay đổi do bị kéo giãn từ đó tính được khối lượng của vật cần đo thông qua sự thay đổi của điện trở. 

Khách hàng chỉ nên cân những vật phù hợp với trọng tải và cấu tạo của cân điện tử. Điều này đã được tính dựa vào ứng dụng của mỗi loại cân mà lựa chọn các thông số trọng tải, sai số và bước nhảy khác nhau. 

Đặc biệt, cần hạn chế sử dụng cân để cân những vật quá tải trọng, hình dáng không phù hợp,… do sẽ làm ảnh hưởng tới sự chính xác của cân, rút ngắn  tuổi thọ cũng như gây tới hỏng hóc cho cân..

Sai số cho phép cân điện tử là gì?

Ngay từ đầu, việc tạo dựng lên một chiếc cân điện tử với sai số bằng 0 là rất khó do nhiều yếu tố tác động đến quá trình thiết kế cũng như vận hành. Hơn nữa, mỗi quốc gia đều có sự khác nhau về vật được coi là tiêu chuẩn về khối lượng. 

Thậm chí vật mẫu tiêu chuẩn này cũng có thể bị thay đổi do chịu tác động liên tục từ các yếu tố ngoại cảnh dẫn đến việc phải tìm kiếm các vật mẫu mới đáp ứng nhu cầu sử dụng. Như vậy có thể thấy, sai số là hiện tượng chắc chắn sẽ có. 

Tuy vậy, để đảm bảo về tính chính xác của các phép đo, sai số của cân điện tử cần nằm trong khoảng hợp lý, đảm bảo gần với mức quy định và thống nhất về cơ chế hoạt động đối với tất cả các cân được tạo ra. 

Khi thiết kế tạo ra sản phẩm cân điện tử, chúng ta cần phải tuân thủ chặt chẽ quy ước theo chuẩn quốc tế OIML, NTEP,... Đối với Việt nam, cần tuân thủ theo tiêu chuẩn đo lượng Việt Nam (TCVN) do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. 

Sai số cho phép cân điện tử là gì?

Một số ký hiệu hay gặp khi sử dụng cân điện tử: 

Cap/Max/…: mức trọng tải lớn nhất mà thiết bị có thể tiến hành đo và trả về kết quả chính xác. 

PCS: nút thể hiện chức năng đếm sản phẩm của cân điện tử, giúp trả về số lượng vật phẩm được cân. 

Div (d): có thể hiểu đây bước nhảy của cân. 

e: Độ phân chia bước nhảy của cân điện tử.

Xem ngay: 5 MẪU CÂN BÀN ĐIỆN TỬ 500KG GIÁ TỐT CỦA TOÀN PHÁT

Dựa vào đâu để xác định sai số cho phép của cân điện tử

Hiện nay, chúng ta thường sử dụng hai số liệu bao gồm sai số cho phép khi kiểm tra định kì sai số kiểm định bất thường để phục vụ cho việc xác định sai số của cân điện tử 

Sai số cho phép khi kiểm tra định kỳ, thường được xác định thông qua khối lượng (m) và độ phân chia (e)  của cân. 

  • Với khối lượng của sản phẩm từ 0-500 lần độ phân chia thì sai số cho phép là 0.5 độ phân chia 

  • Với khối lượng của sản phẩm từ 500-2000 lần độ phân chia thì sai số cho phép là 1 độ phân chia 

  • Với khối lượng của sản phẩm từ 2000-10000 lần độ phân chia thì sai số cho phép là 1.5 độ phân chia 

Nếu so sánh với sai số khi kiểm tra định kỳ thì sai số cho phép kiểm định bất thường thường có giá trị gấp 2 lần.

Dựa vào đâu để xác định sai số cho phép của cân điện tử

Công thức tính sai số cho phép của cân điện tử?

Với d là độ chia của cân, e là phân chia bước nhảy, sai số cho phép của cân điện tử được tính thông qua công thức các công thức: 

Sai số trên cân điện tử chỉ thị số có d ≤ 1/5 e

E = I – L

Sai số trên cân điện tử chỉ thị số có d > 1/5 e

E = I + ½ e - L – L.

 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: